- 6 nguyên nhân gây viêm buồng trứng ở nữ giới
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều cảnh báo dấu hiệu sức khỏe sinh sản gặp vấn đề
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện các vấn đề ở cơ quan sinh sản, có liên quan trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng sinh đẻ và thậm chí là tính mạng của chị em.
Khi chị em đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng và xem xét lịch sử mắc bệnh, kiểm tra vùng kín và làm các xét nghiệm bệnh phụ khoa: X – quang, siêu âm đầu dò, hoặc chụp X quang tuyến vú…
Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Các chuyên gia y tế có lời khuyên dành cho chị em là nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm/lần hoặc nếu có điều kiện thì nên thăm khám 6 tháng/lần.
Đồng thời, chị em nếu gặp một trong các dấu hiệu bệnh phụ khoa dưới đây thì nên đi khám phụ khoa ngay:
Kinh nguyệt bất thường: Rong kinh, rong huyết, mất kinh, kinh thưa, cường kinh…
Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi, tanh, chua, hoặc chuyển sang màu vàng, màu xanh hoặc màu nâu..
Âm đạo, âm hộ ngứa rát, sưng tấy…
Bất thường trong tiểu tiện: Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu…
Quan hệ tình dục đau đớn, giảm khoải cảm hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.
Chi phí khám phụ khoa bao gồm những khoản nào?
Chi phí thăm khám bác sĩ
Bác sĩ sẽ thăm hỏi chi tiết tiền sử bệnh lý của chị em, tình trạng sức khỏe hiện tại (các triệu chứng bất thường và nguyên nhân đi khám phụ khoa), lịch sử bệnh án gia đình, thói quen quan hệ tình dục và các thuốc đang hoặc đã sử dụng… Đây là những thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ có bức tranh rõ ràng hơn về tình trạng sức khỏe chị em khi thăm khám phụ khoa.
Một số chị em sẽ tranh thủ thời gian thăm khám này để trao đổi bác sĩ các vấn đề mà bản thân đang gặp phải, có thể liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục, biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, biện pháp tránh thai…
Kiểm tra bằng mắt bộ phận sinh dục bên ngoài để xem có đau, rát, sưng và dấu hiệu nhiễm trùng nào không.
Kiểm tra bằng tay phần ngực và vùng chậu xem có u cục hoặc có gì bất thường không.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng phễu soi mỏ vịt để mở rộng thành âm đạo, quan sát niêm mạc thành âm đạo, dịch âm đạo và cổ tử cung.
Chi phí thực hiện kiểm tra y tế
Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng quát của chị em bằng các bước kiểm tra cơ bản như nghe tim, phổi, đo huyết áp và cân nặng, thử máu và nước tiểu…
Sau khi các bước kiểm tra sức khỏe tổng quát được thông qua, bác sĩ sẽ căn cứ vào các thông tin trao đổi để có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm sau:
Soi tươi dịch âm đạo: Phương pháp quan trọng để chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa, nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư bất thường.
Thử nghiệm Pap smear: Bác sĩ sẽ lấy tế bào ở cổ tử cung và kiểm tra trên kính hiển vi để phát hiện sự có mặt của các tế bào dị thường.
Chụp X quang tuyến vú: Sử dụng tia X để phát hiện các cục nhỏ ở trong vú, được khuyến cáo thực hiện hàng năm cho các chị em từ 50 tuổi trở đi.
Siêu âm đầu dò: Thiết bị tái hiện hình ảnh tử cung, vòi trứng, buồng trứng một cách trực quan, nhằm phát hiện các vấn đề bát thường ở các cơ quan này.
Chi phí điều trị bệnh phụ khoa và chi phí tái khám
Sau khi có kết quả kiểm tra y tế, bác sĩ phụ khoa sẽ đưa ra kết luận bệnh án và chỉ định phương pháp điều trị.
Phác đồ điều trị bệnh phụ khoa có thể là dùng thuốc hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa luôn (đặt thuốc âm đạo hoặc đốt điện cổ tử cung…). Bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám để kiểm tra hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Trong trường hợp chị em nghi ngờ kết luận của bác sĩ hoặc không đồng ý với phương pháp điều trị thì có thể từ chối thực hiện.
Chi phí khám bệnh phụ khoa hết bao nhiêu tiền?
Phòng khám phụ khoa Thái Hà cho biết: Chi phí khám phụ khoa và chi phí điều trị bệnh phụ khoa không thể xác định được chính xác vì nó còn phụ thuộc vào việc chị em tiến hành khám phụ khoa ở đâu, thực hiện các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng nào và việc điều trị bệnh phụ khoa ra sao.
Nếu như có thể biết được chị em đang mắc bệnh gì và có biểu hiện bệnh như thế nào thì bác sĩ có thể dự đoán chi phí khám phụ khoa. Thông thường, nếu chị em chỉ thực hiện thăm khám phụ khoa thông thường và làm các xét nghiệm cơ bản thì sẽ không tốn quá nhiều tiền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám bệnh phụ khoa?
Địa chỉ khám bệnh phụ khoa
Mỗi cơ sở y tế khác nhau sẽ có bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau, chi phí khám bệnh phụ khoa cũng khác nhau.
Thường thì chi phí khám phụ khoa tại các bệnh viện công sẽ thấp hơn chi phí khám phụ khoa tại các cơ sở y tế tư nhân. Phòng khám phụ khoa có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất cùng các trang thiết bị y tế hiện đại thường đưa ra mức chi phí khám phụ khoa cao hơn.
Mục đích khám bệnh phụ khoa/Hạng mục khám bệnh phụ khoa
Để kiểm tra các bệnh phụ khoa khác nhau thì phải thực hiện các hạng mục khám bệnh khác nhau, áp dụng các phương pháp cận lâm sàng kiểm tra bệnh lý khác nhau nên chi phí khám bệnh phụ khoa cũng khác nhau.
Ví dụ:
Chị em khám bệnh phụ khoa thông thường chỉ cần thực hiện xét nghiệm cơ bản như soi tươi khí hư hoặc siêu âm đầu dò, chi phí khám phụ khoa ít tốn kém hơn.
Chị em kiểm tra các bệnh xã hội (sùi mào gà chả hạn) thì ngoài các xét nghiệm cơ bản, cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác như nhuộm gram dịch âm đạo, soi cổ tử cung, hoặc thử Paps, hoặc xét nghiệm định type HPV… chi phí khám bệnh phụ khoa sẽ cao hơn.
Chị em đi khám khám vô sinh hiếm muộn thì cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu toàn bộ, xét nghiệm tỉ lệ hồng cầu lắng, xét nghiệm hormone tuyến giáp, xét nghiệm nội tiết tố nữ, xét nghiệm prolactin, hormone LH, hormone FSH, chụp cản quang tử cung vòi trứng…. các xét nghiệm phụ khoa thực hiện càng nhiều thì chi phí khám bệnh phụ khoa càng cao.
Lưu ý: Chị em có thể từ chối thực hiện một số xét nghiệm bác sĩ chỉ định mà bản thân cảm thấy không cần thiết.
Sự lựa chọn của chị em
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của bệnh nhân mà các cơ sở y tế công và tư nhân mở ra rất nhiều dịch vụ khám bệnh đa dạng với chất lượng và chi phí khác nhau:
Ở các bệnh viện công hiện có các dịch vụ khám bệnh như khám bảo hiểm y tế, khám theo yêu cầu, khám giáo sư, đặt lịch hẹn khám theo giờ… Đăng kí khám theo diện bảo hiểm y tế thì chi phí khám bệnh phụ khoa sẽ thấp hơn do được bảo hiểm y tế chi trả một phần phí. Đăng kí khám giáo sư có chi phí khám phụ khoa sẽ cao.
Ở các cơ sở y tế tư nhân thì thường có gói khám phụ khoa thông thường và gói khám bệnh trọn gói, gói khám chất lượng cao…
Tùy vào nhu cầu bản thân và điều kiện kinh tế gia đình mà chị em có thể lựa chọn dịch vụ khám bệnh phụ khoa phù hợp.
Kết luận:
Chị em muốn xác định chi phí khám bệnh phụ khoa hết bao nhiêu tiền thì nên liên hệ trực tiếp đến nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khám bệnh phụ khoa.
Chi phí khám phụ khoa thông thường sẽ không quá đắt nên chị em đừng lo lắng quá. Điều quan trọng cần phải xác định rằng bệnh sẽ được chữa trị dễ dàng khi phát hiện sớm, do đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa thì cần đi khám luôn, đồng thời, tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Điều này cũng giúp chị em tiết kiệm nhiều khoản chi phí chăm sóc sức khỏe sau này.