Nhiều chị em thường tỏ ra lo lắng khi đi khám phụ khoa, đặc biệt là những chị em mới đi khám lần đầu vì không biết mình sẽ phải làm gì và các bước khám phụ khoa được thực hiện như thế nào. Thấu hiểu tâm lý đó bài viết dưới đây các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ dành nội dung bài viết này để chia sẻ đến chị em 4 bước khám phụ khoa cơ bản mà chị em nên biết. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
4 bước khám phụ khoa cơ bản mà chị em nên biết
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài “vùng kín”
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét và thăm khám các nếp gấp ở âm đạo và âm hộ của bạn. Đây là bước cơ bản khi chị em đi thăm khám phụ khoa.
Mục đích của việc kiểm tra bên ngoài “vùng kín” là kiểm tra xem chị em có dấu hiệu của mụn cóc sinh dục, u nang, chảy dịch âm đạo, bị ngứa hay có những triệu chứng khác không.
Bước 2: Thăm khám bằng phễu soi mỏ vịt
Sau khi trải qua bước kiểm tra bên ngoài “vùng kín”, bác sĩ sẽ tiến hành bước tiếp theo là khám bằng phễu soi mỏ vịt. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của chị em để tác động tới các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét. Điều này có thể gây ra một chút khó chịu nhưng không gây ra nhiều đau đớn cho chị em.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ hay thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung của bạn đem đi làm xét nghiệm Pap xác định xem bạn có dấu hiệu tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung không.
Trường hợp bạn nghi ngờ mình có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục thì hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết để bác sĩ lấy mẫu dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung đem xét nghiệm xem bạn có mắc phải bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
Bước 3: Kiểm tra bằng 2 tay
Bước tiếp theo, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng của mình và bôi trơn vào âm đạo của bạn.
Trong khi đó, một tay kia bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:
Kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí tử cung của bạn
Kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không (tức là có dấu hiệu mang thai hay u xơ tử cung gì không)
Trường hợp bạn có cảm giác đau vùng bụng dưới thì đó có thể là do nhiễm trùng.
Kiểm tra xem ống dẫn trứng có bị sưng hay không, nếu sưng thì có thể là chị em đang mang thai ngoài tử cung.
Mở rộng buồng trứng, u nang hay các khối u
- Bệnh u xơ cổ tử cung và những điều quan trọng cần lưu ý
- Những triệu chứng giúp bạn phát hiện bệnh u xơ tử cung
- Thế nào là cổ tử cung bình thường?
Bước 4: Kiểm tra trực tràng
Đây là bước cuối cùng khi chị em đi thăm khám phụ khoa.
Bác sĩ sẽ đeo găng tay rồi đặt một ngón tay vào trực tràng để kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra xem có khối u nào ở phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo hay trong trực tràng.
Lưu ý: Trước khi đi khám phụ khoa chị em nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mặc quần áo rộng rãi để thuận tiện cho quá trình thăm khám. Chị em nên đi thăm khám phụ khoa sau khi sạch kinh 3 ngày và không nên quan hệ tình dục trước khi đi khám 2 – 3 ngày để có kết quả chính xác nhất.
Hy vọng với “4 bước khám phụ khoa cơ bản chị em nên biết” mà các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi đi thăm khám phụ khoa.
Nếu chị em còn điều gì thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0379 544 317 để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.