Bệnh u xơ cổ tử cung tuy lành tính nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, việc điều trị là điều cần thiết và cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Đối với những trường hợp mắc bệnh u xơ cổ tử cung ngoài việc tích cực điều trị người bệnh cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề để nâng cao hiệu quả chữa trị. Vậy người mắc bệnh u xơ cổ tử cung cần phải lưu ý điều gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Bệnh u xơ cổ tử cung là gì?
U xơ cổ tử cung là một bệnh thường gặp ở nữ giới, nhất là những trường hợp bị cường estrogen, không sinh nở hoặc sinh muộn. Bệnh u xơ cổ tử cung được định nghĩa là sự xuất hiện một hoặc nhiều khối u xơ với kích thước khá đa đạng bên trong cổ tử cung. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì sự hình thành của các khối u xơ trong cổ tử cung có liên quan mật thiết đến hormone estrogen trong cơ thể. Khi lượng hormone này tăng cao thì kích thước của các khối u cũng sẽ tăng lên.
Bệnh u xơ cổ tử cung được chia thành nhiều loại khác nhau như:
- U xơ cổ tử cung kẽ: Loại u xơ này sẽ hình thành và phát triển ngay trong lớp cơ của thành tử cung. Đặc biệt, khi chúng phát triển với kích thước lớn thì có thể gây chèn ép lên các cơ quan ở vùng tiểu khung khiến chị em bị đau bụng dưới bất thường.
- U xơ cổ tử cung dưới niêm mạc tử cung: Loại u xơ này thường phát triển thành những khối dài, có cuống và có chiều dài từ cổ tử cung cho tới âm đạo. Khối u này thường dễ bóc tách hơn so với những khối u ở vị trí khác.
- U xơ ở eo của cổ tử cung và tử cung: Chúng thường phát triển ở trong tiểu khung của người phụ nữ gây áp lực lớn đến các bộ phận xung quanh. Đây là loại u xơ đặc biệt nguy hiểm đối với chị em đang mang thai bởi nó có thể dẫn tới hiện tượng sinh khó hoặc sảy thai.
- U xơ nằm ngay trong lòng cổ tử cung: Khối u này được hình thành ngay trong lòng cổ tử cung và phát triển theo hướng về âm đạo.
- U xơ cổ tử cung dưới phúc mạc: Loại u xơ này thường có chân ở lớp cơ tử cung, tuy nhiên trong quá trình phát triển chúng lại hướng về phía phúc mạc.
Để phát hiện được mình có mắc bệnh u xơ cổ tử cung hay không thì chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Khí hư ra nhiều, có màu trong và loãng như nước, không kèm theo mùi hôi khó chịu.
Lượng kinh nguyệt bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt lớn, một số chị em còn bị rong kinh kéo dài.
Chị em có thể bị đau vùng bụng dưới bất thường, không xác định được nguyên nhân.
Nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng kể trên thì hãy đến ngay bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bệnh u xơ cổ tử cung nguy hiểm như thế nào, nhấp vào khung chat bên dưới để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp về mức độ nguy hại của bệnh.
Những điều quan trọng cần lưu ý khi mắc bệnh u xơ cổ tử cung
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chú ý thực hiện tốt những điều sau:
Tránh làm việc nặng, lao động quá sức, đặc biệt là trong những ngày hành kinh
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời hạn chế sử dụng những đồ ăn cay nóng, đồ rán, đồ ăn nhanh…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ âm đạo luôn khô thoáng, sạch sẽ, không nên mặc quần lót quá chật.
Nếu lượng nguyệt san ra quá nhiều thì chị em cần phải bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để tránh tình trạng thiếu máu.
Không nên bổ sung thêm nội tiết tố estrogen.
Sau khi xác định là u xơ cổ tử cung, chị em cần đến bệnh viện kiểm tra hàng tháng để theo dõi diến biến của khối u. Nếu khối u không to lên hoặc phát triển chậm thì có thể là nửa năm đi kiểm tra 1 lần nhưng nếu khối u tăng nhanh rõ rệt thì phải tiến hành tiểu phẫu ngay.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà về “Bệnh u xơ cổ tử cung và những điều quan trọng cần lưu ý”. Nếu chị em còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này thì hãy liên hệ đến số 0379 544 317 hoặc trực tiếp đến phòng khám tại 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.
Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế.
Các bài viết liên quan: