• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365 116 117

Giải mã chu kỳ kinh

Thường thì kinh nguyệt sẽ bầu bạn với nữ giới khoảng 30 năm, nếu coi mỗi tháng có 5 ngày kinh, vậy thì người phụ nữ trong cuộc đời sẽ tiếp xúc với “người bạn” kinh nguyệt tận 1800 ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý mà chị em không có quyền lựa chọn, mang tới cho chị em rất nhiền phiền não và mệt mỏi vì kỳ kinh thất thường, cứ tới kỳ là bụng đau quằn quại, lo lắng vì lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, hay màu kinh có hơi nhạt hơi đậm một chút cũng khiến nhiều chị em thấp thỏm. Qua điều tra cho hay, hơn 1/3 chị em lẳng lặng chịu sự dày vò về mặt tâm lý và thể xác khi kỳ kinh tới.

CHU KỲ KINH NGUYỆT LÀ GÌ? CÁC GIAI ĐOẠN CỦA 1 CHU KỲ KINH

Chu kỳ kinh nguyệt: Là chuỗi tổng hợp các hoạt động sinh lý lặp đi lặp lại hàng tháng ở bộ phận sinh dục của nữ. Một vòng kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh của tháng này tới ngày đầu tiên có kinh của tháng sau.

Chu kỳ kinh có 2 giai đoạn chính là giai đoạn thể nang và giai đoạn hoàng thể; 2 kỳ nhỏ là kỳ hành kinh và kỳ rụng trứng.

Giai đoạn thể nang

Là giai đoạn hình thành và phát triển của nang và trứng trong buồng trứng. Được tính từ ngày đầu chu kỳ cho tới ngày rụng trứng. Với chu kỳ 28 ngày thì trong khoảng ngày 5-14 của chu kỳ được coi là lúc noãn bào phát triển hoàn thiện, hay còn gọi là kỳ tăng sinh. Bởi sau những ngày kinh khi lớp tế bào nội mạc trong tử cung hoàn thiện bong tróc, tế bào đáy nội mạc tử cung bắt đầu tăng sinh, trở nên dày hơn dưới tác động của estrogen.

Giai đoạn hoàng thể

Hay còn gọi là giai đoạn sau rụng trứng, kéo dài từ khoảng ngày 15 – ngày 28 của chu kỳ. Lúc này, thành tử cung tiếp tục hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Quá trình này bị chi phối bởi progesterone được tạo thành bởi nang noãn đã vỡ khi phóng noãn (hoàng thể). Nếu trứng không được thụ tinh và làm tổ, hoàng thể sẽ thoái hóa, khiến niêm mạc tử cung bong tróc, kết hợp với dịch nhầy cổ tử cung tao thành máu kinh chảy ra ngoài, báo hiệu 1 chu kỳ mới.

Kỳ hành kinh

Là khoảng thời gian cơ thể loại bỏ trứng không được thụ tinh và viêm mạc bong tróc ra ngoài cơ thể.

Kỳ rụng trứng

Là khoảng thời gian chuẩn bị sẵn sàng phóng noãn, noãn sẽ được phóng vào giữa kỳ, và đây là khoảng thời gian tốt nhất để thụ thai.

CHU KỲ KINH NGUYỆT LÀ GÌ? CÁC GIAI ĐOẠN CỦA 1 CHU KỲ KINH

Một kỳ kinh nguyệt bình thường là biểu hiện cho sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục trong cũng như sự khỏe mạnh của chức năng sinh lý. Để đo lường kinh nguyệt của nữ giới liệu có nằm trong phạm vi bình thường hay không, thông thường có thể phán đoán dựa vào các hạng mục dưới đây:

Chu kỳ kinh nguyệt

(28-32) +/- 3 ngày, tính từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ này tới ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

Thời gian hành kinh

Thời gian ra máu âm đạo gọi là thời gian hành kinh, phần lớn kéo dài từ 2-7 ngày.

Lượng máu kinh

Tính bằng lượng băng vệ sinh sử dụng trong kỳ, thường thì dùng 10-20 miếng được coi là bình thường. Nếu kỳ kinh không tới 3 ngày, lượng băng sử dụng dưới 10 miếng sẽ bị coi là kinh ít. Lượng máu kinh thông thường từ 60-80 ml/chu kỳ và giảm dần cho tới tuổi mãn kinh thì chấm dứt.

Đặc điểm của máu kinh

Có mùi tanh, hơi nồng, không đông. Màu đỏ tươi nếu không phóng noãn (do estrogen tác động), màu đỏ thẫm nếu phóng noãn (do estrogen và proesterol tác động). Máu kinh bao gồm các mảnh nội mạc tử cung bong tróc, dịch nhầy ở cổ tử cung và tế bào thành âm đạo. Trong máu kinh hàm chứa protein, các chất men và các Prostaglandin.

Triệu chứng khi có kinh

Đa số chị em không có biểu hiện rõ rệt, một số ít sẽ có biểu hiện như thèm ăn, mọc mụn, căng tức bầu ngực, đau đầu, mất ngủ, đau trướng bụng dưới, đầy hơi, tâm trạng thay đổi thất thường và đặc biệt nhạy cảm, v.v..

Bạn có biết:

Lượng kinh và chu kỳ kinh của một người phụ nữ là khá ổn định, nếu xuất hiện kinh nhiều, kinh bất thường hoặc đau bụng kinh nghiêm trọng, vậy chứng tỏ bộ máy sinh sản đang gặp trục trặc (bởi rối loạn nội tiết, lạc nội mạc tử cung, u phụ khoa,v.v…) đang cần được quan tâm chăm sóc.

Ý NGHĨA CỦA CHU KỲ KINH NGUYỆT

Thể hiện sự sinh sôi, kéo dài của sinh mạng

Thể hiện sự trưởng thành của thiếu nữ

Thể hiện sự khỏe mạnh của cơ quan sinh sản

KHẢ NĂNG THỤ THAI TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ KINH NGUYỆT

Giai đoạn 1: “Đèn đỏ” (Kỳ kinh)

Giai đoạn đào thải ‘trứng hết hạn” cùng với các niêm mạc bong tróc ở tử cung và thành âm đạo ra ngoài. Đồng thời nang trứng hoạt động để sản xuất ra lứa “trứng mới”, chuẩn bị cho tháng tiếp theo.
Tỷ lệ thụ thai: Hầu như bằng “0” .

Giai đoạn 2: Trước khi rụng trứng (Kỳ tăng sinh)

Sau khi sạch kinh, âm đạo dễ tiết dịch khi có kích thích, dịch thường có màu trắng hoặc trắng sữa. Đây là tín hiệu cơ thể phát ra nhằm thông báo kỳ rụng trứng mới sắp tới, tử cung đã thích hợp cho tinh trùng tiến vào.
Tỷ lệ thụ thai: Tốt, nếu trứng rụng sớm hơn dự kiến.

Giai đoạn 3: Trứng rụng

Khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng thêm 0.50 , độ đặc lỏng trong dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi, dịch âm đạo tiết ra đặc và nhiều hơn, cho biết đã sẵn sàng để giao hợp và đón tinh trùng.
Tỷ lệ thụ thai: Rất cao. Nhưng vì trứng chỉ sống không quá 12 giờ sau khi rụng, nên thời gian tốt nhất để thụ thai sẽ nằm trong vòng 4-6 tiếng sau khi trứng rụng, trong vòng 24-36 tiếng sau khi trứng rụng tỉ lệ thành công cũng rất cao.

Giai đoạn 4: Sau khi rụng trứng (Giai đoạn hoàng thể)

Còn gọi là giai đoạn hoàng thể, là khoảng thời gian 12-16 ngày an toàn, buồng trứng ngừng sản xuất trứng, dịch nhầy ở cổ tử cung khô dần và tạo thành màng ngăn không cho tinh trùng xâm nhập.
Tỷ lệ thụ thai: Thấp. Cơ hội thành công của bạn sẽ không còn nhiều, tuy nhiên để an toàn hơn bạn nên sử dụng biện pháp nếu chưa có ý định làm mẹ.

NGÀY RỤNG TRỨNG VÀ NGÀY AN TOÀN TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

Cách tính ngày rụng trứng cho chị em có chu kỳ đều

Công thức Ví dụ
Số ngày trong chu kỳ

= Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

= 20/8/2016 – 23/7/2016 = 28 ngày

Số ngày hành kinh

= 5 ngày

Ngày rụng trứng

= Ngày bắt đầu có kinh tháng tới – 14 ngày

= 6/8/215

Kỳ rụng trứng
(ngày nguy hiểm)

= 5 ngày trước ngày rụng trứng + Ngày rụng trứng + 4 ngày sau ngày rụng trứng

=1/8/2016 tới 10/8/2016

Ngày an toàn

= Những ngày còn lại

= 11-19/8/2016 và 25-28/8/2016

Số ngày trong chu kỳ

Công thức = Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

Ví dụ = 20/8/2016 – 23/7/2016 = 28 ngày

Số ngày hành kinh

Công thức

Ví dụ = 5 ngày

Ngày rụng trứng

Công thức = Ngày bắt đầu có kinh tháng tới – 14 ngày

Ví dụ = 6/8/215

KỲ RỤNG TRỨNG (ngày nguy hiểm)

Công thức = 5 ngày trước ngày rụng trứng + Ngày rụng trứng + 4 ngày sau ngày rụng trứng

Ví dụ =1/8/2016 tới 10/8/2016

Ngày an toàn

Công thức = Những ngày còn lại

Ví dụ = 11-19/8/2016 và 25-28/8/2016

- Ngày an toàn: là ngày quan hệ tình dục có cơ hội đậu thai thấp, rất thấp.
- Ngày nguy hiểm: Là ngày những ngày thuộc kỳ rụng trứng, có cơ hội đậu thai cao.
- Ngày rụng trứng: là thời cơ chín muồi cho chị em nào mong muốn có baby.

Cách tính ngày rụng trứng cho chị em có chu kỳ không đều

Chị em có chu kỳ kinh không đều cần có kế hoạch theo dõi chu kỳ của mình trước 6-12 tháng để có dữ liệu tính toán chính xác hơn.

Công thức Ví dụ
Số ngày trong chu kỳ kinh ngắn nhất

= Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

= 28 ngày

Số ngày trong chu kỳ kinh dài nhất

= Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

= 37 ngày

Ngày an toàn cuối trước ngày rụng trứng

= Số ngày chu kỳ ngắn -21

= 28 - 21 = 7 (đến ngày thứ 7 của chu kỳ)

Kỳ an toàn đầu sau ngày rụng trứng

= Số ngày chu kỳ dài - 10

= 37-10 = 27 (từ ngày thứ 27 của chu kỳ)

Kỳ rụng trứng

= từ ngày an toàn cuối trước ngày rụng trứng tới ngày an toàn đầu sau ngày rụng trứng

= ngày thứ 7 tới ngày thứ 27 của chu kỳ kinh nguyệt

Số ngày trong chu kỳ kinh ngắn nhất

Công thức = Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

Ví dụ = 28 ngày

Số ngày trong chu kỳ kinh dài nhất

Công thức = Ngày đầu có kinh chu kỳ sau – ngày đầu có kinh chu kỳ trước

Ví dụ = 37 ngày

Ngày an toàn cuối trước ngày rụng trứng

Công thức = Số ngày chu kỳ ngắn -21

Ví dụ = 28 - 21 = 7 (đến ngày thứ 7 của chu kỳ)

Kỳ an toàn đầu sau ngày rụng trứng

Công thức = Số ngày chu kỳ dài - 10

Ví dụ = 37-10 = 27 (từ ngày thứ 27 của chu kỳ)

Kỳ rụng trứng

Công thức = từ ngày an toàn cuối trước ngày rụng trứng tới ngày an toàn đầu sau ngày rụng trứng

Ví dụ = ngày thứ 7 tới ngày thứ 27 của chu kỳ kinh nguyệt

Một số cách tính kỳ rụng trứng khác

Kiểm tra dịch âm đạo

Lấy chút dịch âm đạo, áp sát ngón cái và ngón trỏ, xong từ từ tách ra, nếu thấy dịch trong, nhầy và có tính đàn hồi cao, như thể lòng trắng trứng, tơ dịch có thể kéo dài, không dễ đứt. Trong khoảng thời gian 48 tiếng tính từ ngày cuối cùng ra dịch nhầy như vậy là ngày rụng trứng.

Quan sát nhiệt độ thân thể

Khi tới kỳ rụng trứng, nhiệt độ cơ thể của nữ giới thường có xu hướng tăng lên. Trong vòng 3 ngày nhiệt độ cơ thể tăng so với thân nhiệt thông thường được coi là giai đoạn dễ mang thai, 3 ngày sau được coi là kỳ an toàn.

* Phương pháp này chỉ có thể cho biết buồng trứng đã phóng noãn chứ không thể dự báo noãn phóng khi nào.

CHU KỲ KINH NGUYỆT NÓI GÌ VỀ CƠ THỂ BẠN

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt bạn nên biết

Ở giai đoạn dậy thì

BT: 13-16 tuổi

- Dậy thì sớm: Bắt đầu có kinh từ 8 tuổi trở lên
- Dậy thì muộn: Bắt đầu hành kinh sau 18 tuổi.

Ở giai đoạn mãn kinh

BT: 45-50 tuổi

- Mãn kinh sớm: Không hành kinh nữa trước tuổi 40
- Mãn kinh muộn: Không hành kinh nữa sau tuổi 55.

Chu kỳ kinh nguyệt

BT: (28-30) +/-5 ngày

- Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày.
- Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 22 ngày.
- Vô kinh: Không có hành kinh từ 6 tháng trở lên.
+ Vô kinh nguyên phát: Không hành kinh khi trên 18 tuổi. + Vô kinh thứ phát: Không hành kinh lại sau 3 tháng đối với vòng kinh đều và 6 tháng đối với vòng kinh không đều. + Vô kinh sinh lý: Là hiện tượng mất kinh khi có thai hay khi mãn kinh. + Vô kinh giả: Còn gọi là bế kinh do máu kinh không chảy được ra ngoài.

* Có thể coi tất cả các loại vô kinh (trừ vô kinh sinh lý-mãn kinh) đều là vô kinh bệnh lý cần tìm nguyên nhân để điều trị hoặc có thể không điều trị được.

Biểu hiện bất thường của kinh nguyệt, bạn không thể bỏ qua

Rong kinh

Kỳ hành kinh kéo dài trên 7 ngày.

Kinh ngắn

Kỳ hành kinh chỉ từ 2 ngày trở xuống.

Kinh nhiều

Tổng lượng máu kinh trong cả chu kỳ trên 200 ml, bình thường: 50-80 ml.

Kinh ít

Lượng máu kinh ra rất ít, không cần đóng băng vệ sinh, dưới 15 ml.

Cường kinh

Máu kinh ra vừa nhiều, vừa kéo dài ngày.

Thiểu kinh

Máu kinh ra ít và ngắn ngày.

Thống kinh

Đau bụng trước, trong hoặc sau khi hành kinh.

Vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không có sự phóng noãn ở giữa chu kỳ kinh bình thường, biểu hiện ở máu kinh đỏ tươi.

NHỮNG NHÂN TỐ CÓ THỂ GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Tâm trạng bất ổn, thất thường

Khi tinh thần phải chịu áp lực hoặc căng thẳng trong 1 thời gian dài, dễ khiến cho kinh nguyệt rối loạn, thống kinh, tắc kinh.

Cơ thể bị nhiễm lạnh

Cơ thể bị lạnh sẽ khiến cho huyết quản ở vùng chậu co rút, máu kinh ra ít hơn, thậm chí vô kinh.

Giảm cân quá độ

Chất béo có tác dụng quan trọng trong việc hợp thành estrogen, nếu chất béo trong cơ thể quá ít, sẽ gây thiếu hụt estrogen, khiến chu kỳ kinh diễn ra thưa hơn thậm chí vô kinh

Thói quen sinh hoạt không điều độ

Uống rượu, hút thuốc, ngủ ngày, chơi đêm là những thói quen làm đảo lộn giờ sinh học và ức chế quá trình sinh lý, gây rối loạn kinh nguyệt.

Mắc bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt thất thường là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như rối loạn nội tiết, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung…

“Kinh nguyệt rối loạn dù ở độ tuổi nào cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của chị em phụ nữ, chưa kể tới các hệ lụy và biến chứng. Vậy nên chú ý và chăm sóc cho người bạn đồng hành này là việc nên làm và đáng được chị em chú trọng”

BẢN ĐỒ

Đường đi tới phòng khám Thái Hà

x
close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám