• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365 116 117

Giải thích hiện tượng kinh nguyệt ở phái nữ

Giải thích hiện tượng kinh nguyệt ở phái nữ
Điểm trung bình: 4.0 / 5 ( 769 lượt đánh giá )

Có thể nói kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của phái nữ. Thế nhưng, nhiều chị em lại hiểu biết rất ít về kinh nguyệt, thậm chí nhiều chị em còn không biết vì sao lại có kinh nguyệt. Để giúp chị em có thêm kiến thức về kinh nguyệt cũng như chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, sau đây các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ dành nội dung bài viết này giải thích hiện tượng có kinh nguyệt ở phái nữ.

Giải thích hiện tượng kinh nguyệt ở phái nữ

Hiện tượng có kinh nguyệt

Thế nào là kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung dưới sự tác động của hormone sinh dục. Hiện tượng này sẽ xảy ra 1 tháng 1 lần và sự xuất hiện tuần hoàn như vậy nên y học gọi đây là chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự kiểm soát của 2 nhóm hormone chính là:

Hormone tuyến yên (gồm FSH và LH): do tuyến yên sản xuất ra, trong đó FSH có tác dụng kích thích nang noãn phát triển và trưởng thành, còn LH làm nang noãn chín và phóng noãn.

Hormone buồng trứng (estrogen và progesteron): do buồng trứng sản xuất ra làm dày và bong lớp niêm mạc tử cung, từ đó gây ra hiện tượng rụng trứng.

Quá trình hình thành kinh nguyệt

Mỗi một chu kỳ kinh sẽ trải qua 4 giai đoạn rõ rệt là: giai đoạn nang noãn, phóng noãn, hoàng thể và cuối cùng là giai đoạn hành kinh.

Giai đoạn nang noãn: Thùy trước tuyến yên sẽ tiết ra FSH để kích thích sự tăng trưởng của các nang buồng trứng. Khi các nang buồng trứng phát triển nó sẽ kích thích sản xuất estrogen. Estrogen sẽ tác động lên tử cung để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.

Giai đoạn phóng noãn: Vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, tùy trước của tuyến yên sẽ tiết ra hormone LH và hormone này sẽ kích thích các nang noãn phát triển ở buồng trứng đạt đến mức trưởng thành được phóng ra. Khi noãn được phóng ra thì lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm dần.

Giai đoạn hoàng thể: Trong giai đoạn này, hoàng thể sẽ tiết ra hormone progesterone nồng độ cao và estrogen mức độ thấp. Hormone estrogen và progesteron sẽ làm cho tử cung là nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho việc làm tổ nếu như noãn được thụ tinh.

Giai đoạn hành kinh: Nếu noãn không được thụ tinh hoàng thể sẽ bị thoái hóa và khi đó nồng độ estrogen và progesterone sẽ bị giảm xuống, lớp nội mạc tử cung dầy lên và bong ra. Toàn bộ chất liệu bong ra này sẽ được gọi là máu kinh.

Đặc điểm và tính chất của kinh nguyệt

Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường có tính quy luật. Cụ thể là một chu kỳ kinh thường kéo dài từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh là 3 – 5 ngày và lượng  máu kinh mất đi trong mỗi lần hành kinh dao động trong khoảng 60 – 80ml.

Máu kinh thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, hơi dính, khó đông, có mùi hơi nồng nhưng không tanh. Trong máu kinh có thể chứa những mảnh nhỏ của lớp niêm mạc tử cung hoặc dịch dính của cổ tử cung.

Vào những ngày trước và trong khi hành kinh chị em có thể bị đau vùng bụng dưới do cơ tử cung co thắt để đẩy noãn không được thụ tinh, những tế bào và máu của lớp nội mạc tử cung ra ngoài.

Lời khuyên dành cho chị em: Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Do vậy, chị em nên tìm hiểu kỹ hơn về kinh nguyệt, mối quan hệ giữa kinh nguyệt và quá trình rụng trứng để từ đó có thể chủ động trong việc mang thai hoặc tránh thai nhé. Còn nếu phát hiện những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, kinh nguyệt ra ít, rong kinh… thì chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.


Hy vọng với những thông tin mà các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà vừa cung cấp trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ về tại sao con gái lại có kinh nguyệthiện tượng có kinh nguyệt. Nếu còn ý kiến thắc mắc, chị em có thể gọi đến số 0379 544 317 để được các chuyên gia giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám