Rong kinh không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở chị em phụ nữ, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó, nhất là nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh. Đôi khi sự vô tư thiếu hiểu biết này có thể khiến cho sức khỏe sinh sản của chị em bị suy giảm. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh rong kinh một cách cụ thể nhất.
Rong kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ngoài âm đạo do sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì thường là từ 11 – 18 tuổi, đây là là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng trong cơ thể, có tính chu kỳ và lặp đi lặp lại hàng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn luôn là mong muốn của rất nhiều chị em. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dao động trong khoảng 28 – 35 ngày, số ngày hành kinh trung bình là 3 – 7 ngày, lượng nguyệt san bị mất đi trong một chu kỳ thường là từ 60 – 80ml, máu kinh đỏ thẫm và không đông.
Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có được chu kỳ kinh nguyệt ổn định như thế, nhiều chị em gặp phải hiện tượng hành kinh theo đúng chu kỳ nhưng thời gian hành kinh lại kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh bị mất đi lớn hơn 80ml. > Nếu gặp phải tình trạng này thì có nghĩa là bạn đang bị rong kinh.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà hiện tượng rong kinh được chia thành 2 loại là rong kinh cơ năng (nguyên nhân sinh lý) và rong kinh thực thể (nguyên nhân bệnh lý).
Rong kinh cơ năng: là hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu bị mất đi vượt quá mức quy định so với bình thường nhưng không phải do những tổn thương của các cơ quan bên trong mà do sự rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết tố hoặc do tâm lý không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài…
Rong kinh thực thể: Trường hợp này chị em bị rong kinh là do những tổn thương ở buồng trứng và tử cung. Hiểu một cách đơn giản là hiện tượng rong kinh là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải những bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
Bệnh rong kinh có nguy hiểm không?
Khi bị rong kinh, lượng nguyệt san bị mất đi là rất nhiều, điều này có thể khiến cho cơ thể của chị em dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Khi đó sắc mặt của người bệnh thường xanh xao, cơ thể mệt mỏi, dễ bị đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Rong kinh còn là một biểu hiện của kinh nguyệt không đều, khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng khiến trứng khó có thể thụ tinh hoặc khi đã thụ tinh cũng khó có thể di chuyển vào trong tử cung để làm tổ bởi lớp nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc liên tục. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chị em bị vô sinh – hiếm muộn. Bên cạnh đó, nếu bạn bị rong kinh thực thể mà không điều trị kịp thời thì nguy cơ vô sinh – hiếm muộn sẽ càng tăng cao.
Ngoài ra, hiện tượng rong kinh còn làm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, đồng thời máu kinh lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân có hại xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Như vậy, chị em có thể thấy những nguy hại mà bệnh rong kinh gây ra cho sức khỏe và khả năng sinh sản sau này là không hề nhỏ. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo nữ giới khi bị rong kinh kéo dài thì hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi nó có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hay gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
- Cách chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ
- Rong kinh kéo dài nguyên nhân do đâu?
- Địa chi khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
Mong rằng với những thông tin mà các chuyên gia sản phụ khoa phòng khám Thái Hà vừa cung cấp trên đây có thể giúp chị em giải đáp được những thắc mắc “Bệnh rong kinh là gì? Bị rong kinh có nguy hiểm không?”. Nếu chị em còn có băn khoăn thì hãy gọi đến số 0379 544 317 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.