Nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh trĩ, hoặc thậm chí là phòng ngừa bệnh trĩ. Chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà xin đưa ra 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ trong bài viết sau.
Bệnh trĩ là tình trạng co giãn quá mức của thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng, chúng không chịu được áp lực trong thời gian dài, sa xuống và hình thành các búi trĩ hậu môn. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng điển hình như ra máu màu đỏ tươi; sưng nề, đau rát và ngứa ngáy hậu môn, sa búi trĩ…
Theo chuyên gia phòng khám Thái Hà, có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh trĩ như đứng hoặc ngồi quá lâu, hệ tiêu hóa bị rối loạn (táo bón, ỉa chảy) các bệnh về đường sinh dục, tiết niệu hoặc sự thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh lý của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ… Trong đó, táo bón là nguyên nhân chính hình thành nên bệnh trĩ.
Trĩ mang lại nhiều phiền toái và khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn có thể tham khảo 7 lời khuyên hữu ích sau:
Những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn nhiều chất xơ có trong hoa quả và các loại trái cây, uống nhiều nước…sẽ giúp phân lỏng hơn, dễ đi tiêu hóa.
Hạn chế ăn muối do nó giữ nước lại trong cơ thể, làm các mạch máu trương căng, các búi trĩ sa xuống nhiều hơn.
Kiêng các chất có hại cho hệ tiêu hóa như: Đồ ăn chứa nhiều gia vị, các chất kích thích như cà phê, rượu, đồ uống có gas, đồ uống có cồn,… những chất này gây cảm giác khó chịu cho phân khi đi qua hậu môn.
Đừng rặn hay khiêng nặng
Đừng rặn: Rặn sẽ làm trĩ lòi ra hậu môn nhiều hơn
Không khiêng nặng: Bạn sẽ phải gồng mình để khiêng các vật nặng, tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng khiến bệnh trĩ phát sinh.
Giữ cân nặng ổn định
Trọng lượng sẽ gây áp lực cho các tế bào cùng mạch máu tại vùng hậu môn, gây bệnh.
Do đó, nếu bạn thừa cân hãy tập thể thao và giảm ăn. Nếu bạn mang thai, nên nằm nghiêng về một bên, tốt nhất là bên trái để làm giảm sức nặng của bào thai lên thành tĩnh mạch.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Rửa hậu môn bằng nước sạch hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Tránh dùng khăn giấy do sẽ gây ra đau đớn.
Nếu bạn không thích rửa, bạn có thể thay bằng khăn mềm giữ ẩm.
Bỏ thói quen xấu có thể khiến trĩ phát sinh
Tránh đứng hoặc ngồi lâu, càng không nên ngồi xổm do có thể làm ứ máu tại các thành tĩnh mạch trĩ
Dùng bồn cầu bệt thay cho bồn cầu xổm.
Hạn chế sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn.
Tăng cường tập luyện thể thao
Tăng cường hoạt động cơ bắp, hoạt động thể lực bằng cách lựa chọn môn thể thao ưa thích và kiên trì luyện tập trong thời gian dài.
Bơi lội là môn thể thao rất hữu ích trong phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, đi bộ, yoga hoặc chạy chậm… đều có khả năng phòng ngừa trĩ ở các mức độ khác nhau.
Cố gắng đi đại tiện vào một giờ cố định
Đại tiện vào một giờ cố định sẽ tạo thành một phản xạ có điều kiện của hệ tiêu hóa, các thành tĩnh mạch hậu môn và trực tràng sẽ co giãn tốt hơn, tăng cường sức bền thành tĩnh mạch.
Theo đó, bạn nên tập bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ cố định trong ngày, tốt nhất là mỗi sáng khi thức dậy.
- Phòng khám bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội
- 10 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay ( Bí Quyết )
- Dấu hiệu bệnh trĩ: Tổng hợp triệu chứng, biểu hiện của bệnh
Trên đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ, hy vọng các bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất. Nếu còn thắc mắc nào khác cần tư vấn xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0379 544 317 hoặc trực tiếp đến tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để nhận sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).