Bệnh lòi dom là một tên gọi khác của bệnh trĩ, tuy nhiên so với bệnh trĩ thì nó vẫn có một số điểm khác biệt. Vậy bệnh lòi dom là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Bệnh lòi dom là gì?
Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ. Theo cách hiểu dân gian thì lòi dom là một đoạn trực tràng lòi ra ngoài hậu môn không thể tự co lên được.
Như vậy, bệnh trĩ ở mức độ nặng, khi các búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thì được gọi là lòi dom.
Người bị bệnh lòi dom thường có một số biểu hiện như sau:
Đại tiện ra máu tươi, máu ra ít, nhỏ giọt hoặc chảy thành tia tùy theo mức độ bệnh.
Búi ruột lòi ra ngoài hậu môn cùng với chất thải khi đi đại tiện, nhưng sau khi chất thải ra ngoài thì búi ruột lại có thể co lên được. Lòi dom ở mức độ nặng, búi ruột lòi hẳn ra ngoài hậu môn mà không co lại nữa.
Cảm giác ngứa ngáy và cộm ở hậu môn, đau đớn mỗi khi đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, lúc nào cũng muốn đi ngoài, đi ngoài đau rát…
Hậu môn chảy dịch ẩm ướt, vùng da bị đỏ ửng và sưng tấy…
Nguyên nhân gây bệnh lòi dom
Bệnh lòi dom có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp lao động. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự gia tăng áp lực lên ổ bụng trong thời gian dài, khiến cho trực tràng là bộ phận thấp nhất so với các phủ tặng khác trong ổ bụng bị đẩy ra bên ngoài.
Bệnh lòi dom trước kia thường gặp nhiều nhất ở trẻ em từ 1-4 tuổi, có tổ chức dưới niêm mạc trực tràng bị lỏng lẻo, không có sự nâng đỡ nên dễ bị lòi ra. Trẻ bị lòi dom chủ yếu là do táo bón, bệnh giun hoặc kiết lỵ.
Ngoài ra, người già có hệ thồng tĩnh mạch bị suy yếu, phụ nữ mang thai từ tháng thứ tư trở đi, nhân viên văn phòng và công nhân lao động đều có thể bị bệnh lòi dom bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các yếu tố thuận lợi khiến cho áp lực ổ bụng gia tăng, tăng nguy cơ mắc bệnh lòi dom bao gồm:
Táo bón hoặc kiết lỵ trong thời gian dài, khiến cho bệnh nhân khó khăn mỗi khi đi đại tiện, đại tiện dùng nhiều sức để rặn.
Mang vác những vật nặng
Thói quen đứng lâu hoặc ngồi nhiều một chỗ.
Cách điều trị bệnh lòi dom hiệu quả
Bệnh lòi dom vừa gây đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, vừa đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu và ung thư hậu môn, trực tràng… Do đó, bệnh nhân bị bệnh lòi dom cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Người mắc bệnh lòi dom buộc phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh cụ thể.
Lòi dom ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, thì buộc phải tiến hành can thiệp ngoại khoa loại bỏ búi lòi dom.
Như vậy, các biện pháp điều trị bệnh lòi dom bao gồm:
Điều trị bệnh lòi dom, bệnh nhân buộc phải thay đổi lối sống:
Ăn nhiều chất xơ, ăn sáng bằng ngũ cốc; tăng lượng nước uống mỗi ngày; không nên dùng nhiều café, rượu, bia…
Giảm cân nếu như bạn đang thừa cân để làm giảm mức độ nặng của bệnh trĩ.
Dùng giấy vệ sinh ẩm để lau hậu môn, giảm căng thẳng mỗi khi đi ngoài.
Sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc mỡ, kem có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng và tấy đỏ khu vực hậu môn, thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng nếu bệnh nhân bị táo bón.
Thuốc thường không được sử dụng trong bảy ngày liên tiếp do có thể gây kích ứng vùng hậu môn và khiến da mỏng đi, không sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc.
Can thiệp ngoại khoa
Tiêm: Thuốc tiêm vào các tĩnh mạch để làm teo các búi trĩ.
Quang đông hồng ngoại: Thường áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 và 2, quang đông hồng ngoại sử dụng thiết bị nhiệt để đốt cháy các mô trĩ.
Phẫu thuật: Điều trị các lòi dom lớn tương đương với bệnh trĩ cấp độ 3 hoặc 4. Phẫu thuật thường được áp dụng nếu các biện pháp điều trị khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Phẫu thuật cần các biện pháp gây tê cục bộ và giảm đau.
Phòng ngừa bệnh lòi dom, các bác sĩ khuyên bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước sạch, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, nên đại tiện vào một giờ cố định và không rặn mỗi khi đi đại tiện.
- 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ
- Rau diếp cá: Bài thuốc chữa bệnh trĩ được ví như "thần dược”
- Phòng khám bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội
Trên đây là một số thông tin liên quan dến bệnh lòi dom là gì? Nguyên nhân và cách điều trị lòi dom hiệu quả. Hiện nay, phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đng áp dụng thành công phương pháp HCPT và PPH trong điều trị bệnh lòi dom, giúp bệnh nhân thoát khỏi những đau đớn và khó chịu do lòi dom gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Do đó, nếu bạn có nghi ngờ mình đang mắc bệnh, hãy đến với phòng khám Thái Hà chúng tôi để được các bác sỹ tư vấn và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc nào khác, xin vui lòng gọi đến số 0379 544 317 hoặc nhấp chuột vào “Bác sỹ chuyên khoa tư vấn” bên dưới.