Bệnh rò hậu môn gây ra do bệnh apxe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không triệt để dẫn đến, khi vỡ ra hình thành đường rò. Như vậy nếu apxe trực tràng là giai đoạn cấp tính thì rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến bệnh rò hậu môn và cách điều trị hiệu quả.
Rò hậu môn là bệnh khá phổ biến thuộc nhóm bệnh về hậu môn trực tràng. Bệnh xảy ra do các khe và nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng lâu ngày, hình thành nên các ổ áp xe và dẫn đến rò hậu môn.
Tùy theo đặc điểm và vị trí đường rò, rò hậu môn được chia thành các dạng sau:
Rò hoàn toàn và rò không hoàn toàn.
Rò đơn giản và rò phức tạp.
Rò trong cơ thắt, rò xuyên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt.
Các lỗ rò ở hậu môn nếu không được điều trị kịp thời sẽ tăng số lượng đường rò, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi lấy tay ấn vào lỗ rò có thể chảy mủ vàng hoặc xanh, rất đau đớn. Bệnh không những gây phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống mà còn làm gia tăng nguy cơ ung thư rất nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân bị rò hậu môn phải nhanh chóng đi khám chữa khi xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như sau:
Chảy mủ quanh các ổ apxe: Apxe hậu môn bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện mủ, chảy mủ diễn ra trong vài ngày đầu trước khi hình thành các đường rò hậu môn.
Cảm giác đau rát: Đau rát gây ra do các ổ áp xe bị nhiễm trùng, chảy mủ. Nếu như mủ thoát ra nhiều thì cơn đau ít và ngược lại, mủ ít thoát ra ngoài thì cơn đau nặng.
Hậu môn sưng phù: Các đường rò bị viêm nhiễm, xuất hiện mụn mủ và các khối căng phồng ở hậu môn, khiến cho hậu môn sưng phù, vùng da hậu môn đổi màu. Nếu như chúng bị trầy xước thì sẽ đỏ ửng, còn không thì thâm tím.
Ngứa: Mủ ở các ổ áp xe chảy ra, khiến cho vùng da hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu, kích thích da hậu môn và gây ngứa.
Bệnh rò hậu môn và cách điều trị hiệu quả
Y học hiện đại điều trị rò hậu môn bằng thuốc và bằng can thiệp ngoại khoa. Trong đó, phẫu thuật can thiệp ngoại khoa là phổ biến hơn cả. Đối với những trường hợp nhẹ, các lỗ rò số lượng ít và kích thước nhỏ thì chỉ cần dùng thuốc điều trị. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc thất bại hoặc rò hậu môn ở mức độ nghiêm trọng thì bác sĩ bắt buộc phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.
Các dạng phẫu thuật điều trị rò hậu môn:
Phẫu thuật Fistulotomy: Rạch hẳn theo chiều dài của đường rò và làm sạch các mủ ở bên trong.
Phẫu thuật Advancement Flap Procedures: Áp dụng đối với các đường rò phức tạp, bác sĩ sẽ lấy mô ở các vùng xung quanh hậu môn trực tràng.
Phẫu thuật Seton: Ít phổ biến, chỉ áp dụng trong trường hợp các lỗ rò đi qua cơ thắt, đe dọa nguy cơ đại tiện không kiểm soát.
Hiện nay, công nghệ hiện đại tiên tiến nhất trong điều trị rò hậu môn là kỹ thuật sử dụng sóng cao tầng HCPT đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều phòng khám. Bằng kỹ thuật này, các chuyên gia sẽ đánh giá phân tích đường rò một cách chuẩn xác, can thiệp ngoại khoa không gây đau, chảy máu, bệnh nhân không phải nằm viện. Tỉ lệ biến chứng được giảm xuống mức thấp nhất, với khả năng phục hồi nhanh chóng.
Lưu ý sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn
Sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn, hầu hết người bệnh đều được sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh thì không cần thiết sử dụng thuốc kháng sinh và có thể về trong cùng một ngày. Một số người có hệ miễn dịch suy giảm thì cần phải dùng thuốc và ở lại viện lâu hơn để được theo dõi.
Nếu như bệnh nhân bị chảy máu nặng, triệu chứng đau không giảm, sốt cao và buồn nôn, táo bón, đi tiểu khó khăn và nhiễm trùng, … thì nên quay lại cơ sở y tế tái khám.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh rò hậu môn và cách điều trị hiệu quả. Phòng khám đa khoa Thái Hà hiện đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị rò hậu môn. Nếu như bạn có triệu chứng rò hậu môn và nghi ngờ mình bị bệnh không biết chữa rò hậu môn ở đâu hiệu quả, bạn có thể liên hệ đến phòng khám theo số điện thoại 0379 544 317 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được giúp đỡ.
- 5 Cách phòng tránh bệnh rò hậu môn
- Tất tần tật những lý do khiến bạn không thể "đi nặng" và cách khắc phục
Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).