• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365 116 117

Thai nghén là một hiện tượng sinh lý rất bình thường ở nữ giới khi mang thai. Sự phát triển của thai nhi theo thời gian sẽ làm cho cơ thể người mẹ có những biến đổi nhất định. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện thai nghén cũng khác nhau, tuy nhiên việc thai nghén đều ít nhiều có ảnh hưởng đến cơ thể của người mẹ.

Một số biểu hiện của thai nghén khi mang thai thường gặp

- Buồn nôn: Nguyên nhân gây ra buồn nôn khi mang thai là do hormone steriod khiến cho việc co bóp dạ dày giảm bớt, cùng với lượng thức ăn tồn tại trong dạ dày làm cho dây thần kinh phế vị có phản xạ hưng phấn và gây ra buồn nôn. Bên cạnh đó thiếu xeton và quá trình ức chế ở trung khu dưới não trung gian bị rối loạn cũng gây buồn nôn.

- Tim đập nhanh: Tim đập nhanh giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu. Nếu thai phụ không bị mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh về huyết áp thì không cần lo lắng về hiện tượng này.

- Thở gấp: Khi mang thai, lượng oxy cơ thể thai phụ cần nhiều hơn so với bình thường tới 20%, thở gấp là cách thu vào nhiều oxy hơn để nuôi cơ thể và cung cấp oxy cho thai nhi. Tuy nhiên phải thật cẩn thận khi thở gấp kèm theo hoa mắt, đau đầu và phù thũng…

- Trướng bụng: Hiện tượng chướng bụng thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Do thai nhi trong tử cung lớn gây chèn ép tới dạ dày khiến thai phụ bị chướng bụng và táo bón.

- Đi tiểu nhiều: Tiểu nhiều xuất hiện ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt ở giai đoạn cuối do thai nhi lớn chèn ép tới bàng quang.

Việc thai nghén là hiện tượng rất bình thường của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trong quá trình thai nghén thai phụ gặp phải những nguy cơ cao, đe dọa việc sẩy thai hay tính mạng của thai phụ.

Trong quá trình mang thai có thể xuất hiện các nguy cơ sau.

- Ra máu âm đạo: Thông thường khi trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung sẽ ra một chút máu ở quần lót, và hiện tượng ra máu âm đạo cũng không cần quá lo lắng nếu xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên nếu hiện tượng ra máu vẫn xuất hiện ở những tháng tiếp theo, điều đó báo hiệu bệnh viêm nhiễm cổ tử cung và có nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non do thai nhi thiếu dinh dưỡng.

- Tử cung co bóp dọa đẻ non: Bắt đầu từ tuần thứ 30 của thai kỳ, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co bóp khiến cổ tử cung bị mở ra và dọa đẻ non. Để hạn chế tình trạng này cần phải đưa thai phụ đi khám và điều trị giảm cơn co.

- Tăng cân quá nhanh: Thai phụ dễ thèm ăn nhiều thứ, cùng với tâm lý ăn nhiều mới có đủ dinh dưỡng nuôi thai nên thai phụ sẽ dễ bị tăng cân quá nhanh. Mà hệ quả của việc tăng cân nhanh là dễ dẫn tới tiểu đường gây ảnh hưởng cho quá trình sinh nở, có thể khiến thai nhi dị dạng.

- Tiền sản giật: Đây là biểu hiện của bệnh nhiễm độc thai thường gặp, thai phụ có các biểu hiện như: cao huyết áp, bị phù mặt và chân tay …Các biến chứng do nhiễm độc thai làm tổn thương thận và gan, thai nhi sẽ chậm phát triển và gây suy thai.

Chăm sóc thai phụ trong quá trình mang thai rất quan trọng và chăm sóc thai nghén như thế nào thì tốt? Để đạt được mong muốn mẹ tròn con vuông cần chú ý những điểm sau:

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam bộ y tế quy định phải thực hiện khám thai tối thiểu là 3 lần trong một chu trình thai kỳ.

- Lần khám đầu tiên để xác định có đúng là mang thai và phát hiện cơ thể mẹ có bệnh lý gì không.

- Lần khám thai thứ 2 ở giai đoạn giữa của thai kỳ với mục đích kiểm tra sự phát triển của thai nhi và tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên.

- Lần khám thứ 3 ở giai đoạn cuối của thai kỳ để kiểm tra vị trí của thai nhi có thuận và phát triển bình thường không. Tiếp tục tiêm thêm một mũi phòng uốn ván và giúp thai phụ dự kiến ngày sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong thời kỳ mang thai cần bổ sung nhiều protein và chất sắt cho sự phát triển của thai nhi.

- Nên ăn nhiều các thực phẩm là: thịt nạc, trứng, súp lơ xanh, các chất béo omega và nhiều loại rau củ quả khác.

- Cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như bánh bơ, khoai tây chiên, pho mát

Chăm sóc sức khỏe

Trong quá trình mang thai sức đề kháng của thai phụ cũng kém đi, nên phải đặc biệt chăm sóc tránh các bệnh viêm nhiễm hay các bệnh mãn tính dễ tái phát.

Vệ sinh cá nhân

Các bà bầu nên sử dụng nước ấm để tắm, không được ngâm mình trong nước lạnh hoặc nước bẩn lâu, và phải chú ý vệ sinh âm đạo tránh các bệnh như viêm nhiễm âm đạo gây ảnh hưởng đến thai nhi. Phải chú ý giữ ấm cơ thể và không nên đi giày cao gót.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám