• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365 116 117

[Bài Sưu Tầm] Triệu chứng bệnh trĩ: Tổng hợp dấu hiệu, biểu hiện

[Bài Sưu Tầm] Triệu chứng bệnh trĩ: Tổng hợp dấu hiệu, biểu hiện
Điểm trung bình: 4.3 / 5 ( 1087 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến, đứng hàng đầu trong số các bệnh về trực tràng hậu môn. Người mắc bệnh trĩ thường chỉ đi khám và điều trị khi các triệu chứng của bệnh xảy ra thường xuyên, gây nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống. Lúc này, bệnh thường đã tiến triển lên cấp độ 3, 4 khiến việc điều trị tốn kém và phức tạp hơn. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là điều vô cùng cần thiết, giúp giảm chi phí điều trị và hạn chế những di chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

[Bài Sưu Tầm] Triệu chứng bệnh trĩ: Tổng hợp dấu hiệu, biểu hiện

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các dấu hiệu và biểu hiện chi tiết nhất của bệnh trĩ để mỗi người có cách phòng tránh bệnh tốt hơn.

Đau rát hậu môn

Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ. Tình trạng đau rát thường do táo bón lâu ngày gây ra. Khi bị táo bón, phân khô, to và cứng hơn khiến người bệnh phải mất nhiều sức khi đại tiện. Một số người khi bị táo có thói quen cố rặn để đưa phân ra ngoài hoặc nhịn đại tiện. Việc làm này khiến hậu môn bị đau rát, trầy xước.

Những người thường xuyên bị tiêu chảy cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Mức độ đau rát hậu môn tăng lên theo từng cấp độ. Bệnh càng nặng, người bệnh sẽ càng cảng thấy đau đớn, nhất là khi đại tiện, đứng hoặc ngồi lâu. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Ngứa ngáy, khó chịu do hậu môn luôn ẩm ướt

Khi bị trĩ, các dịch tiết ra từ hậu môn và búi trĩ khiến người bệnh luôn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn tồn tại bên ngoài hậu môn có thể xâm nhập thông qua các vết nứt hậu môn gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Đại tiện ra máu

Khi bệnh ở cấp độ nhẹ, máu chảy khá kín đáo và khó nhận biết. Người bệnh thường chỉ nhận ra khi thấy dính máu trên phân hoặc giấy vệ sinh. Càng về sau, máu có thể chảy nhiều thành tia, thành giọt hoặc gây nên tình trạng xung huyết. Tình trạng chảy máu hậu môn còn có thể xuất hiện khi người bệnh hoạt động mạnh, ngồi xổm hoặc đứng lâu.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, liên lục người mắc bệnh trĩ có thể bị thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng.

Sa búi trĩ

Tình trạng sa búi trĩ tùy thuộc vào mức độ của bệnh

Đối với cấp độ 1, 2: Các búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co và thụt vào trong được. Ở giai đoạn này, các búi trĩ còn nhỏ và không gây nhiều phiền toái, bất tiện cho người bệnh.

Đối với cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, khi đứng lâu hoặc hoạt động mạnh gây vướng víu khó chịu. Tuy nhiên, khi dùng tay đẩy thì búi trĩ có thể tụt vào trong được.

Đối với cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, các búi trĩ sẽ dễ bị sa ra ngoài do sưng phồng quá mức, gây nên tắc nghẹt hoặc hoại tử búi trĩ. Người bệnh buộc phải tiến hành cắt trĩ nếu không muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Series bài viết chi tiết về các cấp độ của bệnh trĩ nội.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu và biểu hiện chi tiết nhất của bệnh trĩ. Khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, các bạn không nên chủ quan coi thường để đến khi bệnh tiến triển nặng mới đi khám chữa. Hãy duy trì cho mình những thói quen sinh hoạt tốt và khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu còn bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0379 544 317 hoặc đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).

Bác sĩ tư vấn Bác sĩ tư vấn

 

Xem thêm nhiều bài viết khác tại đây: Blog Sức Khỏe

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám