Bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm do Treponema pallidum hay còn goi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Căn bệnh này được phát hiện ra tại Châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 15. Nguồn truyền nhiễm giang mai duy nhất là từ người mang mầm bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết vì sao lại mắc bệnh? Mà lỡ mắc rồi thì phải làm sao đây? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
MẮC GIANG MAI RỒI. NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Người mắc bệnh chưa qua điều trị, trong năm đầu tiên có khả năng phát tán bệnh mạnh mẽ, trên da và phần niêm mạc tổn thương của người bệnh chứa một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai. Vậy nên chỉ cần có quan hệ tình dục với người bệnh, đều có thể bị mắc bệnh, cho dù vết thương chỉ là một vết xước nhỏ.
* Thời gian mắc bệnh càng dài, khả năng truyền nhiễm càng giảm. Người mắc bệnh trên 4 năm, khi quan hệ sẽ không có khả năng truyền nhiễm cho bạn tình nữa.
Khi tiếp xúc trực tiếp với phần da thịt bị tổn thương hoặc các vật dụng sinh hoạt nhiễm bẩn của người bệnh đều có khả năng bị lây nhiễm. Tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp đều có thể bị lây bệnh.
Mẹ mắc giang mai có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai:
- Mắc bệnh dưới 1 năm và không qua điều trị: 50% sảy thai hoặc thai chết lưu, khoảng 50% nguy cơ truyền bệnh cho con, gây giang mai bẩm sinh ở trẻ.
- Ở người mắc bệnh trên 1 năm, khả năng truyền bệnh giảm dần dưới 50%.
Lây nhiễm bới máu nhiễm xoắn khuẩn giang mai của người hiến máu.
Ở trẻ sinh thường, khi phần đầu và vai của trẻ đi qua sinh môn của mẹ dễ bị thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai có trong âm đạo của mẹ, khiến trẻ mắc giang mai ngay sau khi sinh.